CHAPTER I: 4 “Nỗi oan” của ngành học Quản trị và Kinh doanh Quốc tế
Đứng trước ma trận thông tin của ngành và nghề, hẳn không ít các bạn trẻ sẽ vô cùng hoang mang và lo lắng không biết phải làm sao để chắt lọc ra đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai. Thấu hiểu những khó khăn đó của các bạn, VNUK Career Service triển ngay series mới với tên gọi “Bàn chuyện Ngành, kể chuyện Nghề” để các bạn có nguồn thông tin chất lượng và đáng tin khi tìm hiểu xung quanh chuyện ngành nghề.
Chuyện học và chuyện nghề sẽ luôn là 2 câu chuyện song hành không có lời giải nếu các bạn trẻ chưa thực sự hiểu rõ bản thân mình muốn gì và các cơ hội “vàng” trong mỗi ngành học. Ngành Quản trị và Kinh doanh Quốc tế có lẽ là ngành cần được giải oan hơn cả khi hiện nay vẫn còn nhiều bạn suy nghĩ ngành này sao mà chung thế, ngành này học xong không làm sếp thì hơi bị uổng, và một vạn câu hỏi vì sao khác.
Thực hư thế nào, các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
#1
Nghe qua mấy tiếng “Quản trị”, “kinh doanh” nhiều người sẽ có suy nghĩ học ngành này chắc sẽ làm giám đốc chức cao trọng vọng, nhà khởi nghiệp ghi dấu ấn trong “startup tank”, hay tự mình làm chủ và gánh trên vai cả một công ty “trách nhiệm hữu hạn một mình ta”. Ăn mặc như những nhà doanh nhân, chốt đơn triệu đô hàng tháng, tóc tai bóng bẩy đi siêu xe lướt lướt trên những con phố sầm uất. Nhưng thực tế thì…
Khi ra trường, chả có ai đi nộp đơn xin việc vào vị trí “giám đốc” và tự tin trả lời phỏng vấn rằng “Em đến đây để lãnh đạo và quản lý công ty, vì em học ngành Quản trị và Kinh doanh”. Quản trị kinh doanh không phải là nghề, cũng chẳng phải dạy làm giám đốc. Vậy nên các bạn học sinh trước khi học ngành này cần phải hiểu rõ bản chất và cũng như lộ trình học để hiểu được thực sự mình sẽ học được gì và tương lai nghề nghiệp ra sao.
Bản chất của việc học quản trị kinh doanh là học để nắm được kiến thức tổng hợp về các phòng ban và cách thức vận hành, tổ chức của một doanh nghiệp dưới tư duy của một nhà quản trị. Vì vậy, khi theo đuổi ngành học Quản trị và Kinh doanh quốc tế, bạn được học về hệ thống các kiến thức chuyên ngành trong hệ thống vận hành và quản lý của một doanh nghiệp như Luật, Tài chính, Marketing hay Nhân sự… bên cạnh khả năng đánh giá, phân tích về môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Do đó, học Quản trị và Kinh doanh Quốc tế xong, tùy vào thế mạnh và niềm đam mê của bản thân, bạn sẽ có cơ hội được thử sức ở rất nhiều ngành nghề đa dạng ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong môi trường quốc tế, rất thú vị đó nha.
#2
Đây chính là tư duy dẫn đến vấn nạn thất nghiệp của sinh viên ngành quản trị. Các bạn cho rằng, học chung quá nên khi đi làm, sẽ không giỏi và có kiến thức chuyên sâu bằng các bạn học chuyên ngành. Tuy nhiên, việc học nếu chỉ dừng lại ở học gì biết đó, thì chẳng phải các bạn học chuyên ngành cũng sẽ bị giới hạn về mặt kiến thức, không có được cái nhìn toàn cảnh trong mô hình doanh nghiệp so với các bạn “học chung chung, học tổng quan” hay sao?
Thôi thì bớt so sánh và hãy nhìn vào những cơ hội mà bạn có được nha. Với kiến thức bao quát mọi mặt trong kinh doanh, nếu bạn biết cách xông pha và học hỏi, ngành nào bạn cũng có khả năng làm được. Để có được những kiến thức chuyên sâu, bạn có thể tham gia các khóa học thực tế, hay đơn giản là tự tin bước ra khỏi “comfort zone” tham gia các kỳ thực tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xin nhắc lại “học quản trị kinh doanh” không phải là học nghề, mà học về tư duy quản trị và cách quản lý. Đây mới chính là những tư duy của một nhà lãnh đạo. Nhờ vậy, bạn có thể có nhiều hướng đi hơn trong nghề nghiệp chẳng hạn như tự làm chủ, khởi nghiệp bên lề làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức. Người ta thường bảo “Tài không đợi tuổi” mà các bạn!
#3
Nhiều bạn đam mê kinh doanh, hay có mong muốn được học các kiến thức và món nghề về quản trị, quản lý nhưng lại ngại bản thân không được năng động, hoạt bát và hoạt ngôn. Đây có lẽ nào là bất lợi cho các bạn sinh viên ngành này?
Đồng ý là nếu bạn nhanh nhạy và năng động trong cuộc sống, bạn sẽ dễ dàng ứng cử bản thân mỗi khi sếp hỏi “Hôm nay ai đi ký hợp đồng với đối tác nào?” Nhưng sự tin tưởng của sếp dành cho bạn không nằm ở chỗ bạn hoạt ngôn và năng động, mà nằm ở tư duy, cách bạn nhìn nhận và giải quyết vấn đề.
Học khối ngành Quản trị, bạn phải lường trước được rằng bản thân sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về quản lý, điều hành con người và nhìn nhận mọi thứ ở mặt tổng quát để đưa ra những quyết định, lối đi đúng đắn. Đến đây chắc bạn đã hiểu, mọi thứ là ở kỹ năng chứ không phải tính cách. Tính cách sẽ là một món trang sức khiến bạn trở nên khác biệt với người khác mà thôi. Nếu bạn hướng ngoại, bạn sẽ có khả năng kết nối mọi người nhanh hơn, mang lại bầu không khí vui tươi cho mọi người bằng sự năng nổ, hoạt bát. Còn nếu bạn hướng nội, bạn sẽ có ưu điểm biết lắng nghe người khác, hiểu mọi người sâu hơn.
#4
Trải lòng từ một bạn cựu sinh viên ngành Quản trị và Kinh doanh Quốc tế tại VNUK: “Học toán khó đó, nhưng làm toán để tính ra được giảm giá sản phẩm bao nhiêu phần trăm để vẫn lời nhiều thì em xin tự nguyện tính cả ngày”.
Sinh viên ngành Quản trị mỗi khi học mấy môn về tài chính thì lời lãi là động lực to lớn để các bạn cặm cụi tính toán 7749 kiểu để nghĩ đến chuyện sau này làm giàu, một xu cũng không để trượt khỏi tầm mắt. Nhưng đùa vui thôi mọi người ơi, toán ở các môn học ngành Quản trị và Kinh doanh mang tính ứng dụng rất cao và thực tế. Vậy nên các phép tính chỉ là công cụ, còn điều quan trọng vẫn là vì sao và ý nghĩa đằng sau các con số mà dân ngành vẫn hay bảo những con số biết nói.
Nhưng nếu bạn không giỏi tính toán thì sao? Chẳng lẽ không học ngành này và thành công được ư? Không nha! Thực tế cho thấy những người thành công trong ngành Quản trị và Kinh doanh đều là những người có tư duy tốt về mặt xử lý, nhanh nhạy để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Nên nếu bạn không giỏi toán, hãy tự học thật chăm chỉ, trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô những thắc mắc, hay sử dụng những công cụ như trang web hay ứng dụng giúp tự học hiệu quả,…Nếu bạn muốn, bạn sẽ tìm cách và cả vũ trụ sẽ giúp đỡ bạn thôi
Sau khi đã giải oan được cho ngành này, các bạn trẻ nào cảm thấy hứng thú với ngành Quản trị và Kinh doanh Quốc tế thì đừng ngần ngại tìm hiểu thêm những thông tin chuẩn chỉnh vô cùng lý thú tại Viện nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, trường Đại học công lập quốc tế đầu tiên tại miền Trung nha!