4 bài học từ Giáo dục trực tuyến thời COVID-19

VNUK >Tin nước ngoài >4 bài học từ Giáo dục trực tuyến thời COVID-19

Mặc dù phải trải qua những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch, nhưng cuộc khủng hoảng toàn cầu này cũng là một thời điểm tuyệt vời để mọi người học tập. Vậy hệ thống giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, giáo viên, học sinh và gia đình có thể thích ứng linh hoạt như thế nào? Trong bài viết này chúng mình tóm tắt các bài học kinh nghiệm ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là tập trung vào giáo viên và cách họ phải nhanh chóng hình dung lại sự kết nối và tương tác giữa con người với nhau để tạo điều kiện học tập tốt. Vai trò của giáo viên nhanh chóng trở nên khó khăn hơn về nhiều mặt so với khi giảng dạy trực tiếp.

Đại dịch đã thay đổi vai trò của giáo viên như thế nào?

Hai yếu tố chính đã thay đổi do đại dịch. Đầu tiên là sự thích nghi về mặt sư phạm, vì mô hình bài giảng trực tiếp truyền thống không thể chuyển sang ở môi trường giảng dạy trực tuyến. Bất kể loại kênh nào được sử dụng như đài phát thanh, TV, điện thoại di động, nền tảng trực tuyến,… giáo viên đều cần điều chỉnh thói quen của mình và phải sáng tạo để thu hút học sinh vì mỗi gia đình đã trở thành một lớp học thường xuyên hơn nhưng lại không có môi trường hỗ trợ học tập. Một số quốc gia đang hỗ trợ giáo viên trong việc này. Ở Sierra Leone, nơi kênh học tập từ xa chính là radio, một đường dây điện thoại miễn phí trực tiếp được mở để học sinh gọi cho giáo viên khi có thắc mắc và lịch học trên đài phát thanh cho phép học sinh có thời gian giúp gia đình làm việc nhà hàng ngày.

Thứ hai, đại dịch đã điều chỉnh lại cách giáo viên phân chia thời gian giữa việc giảng dạy, tương tác với học sinh và các công việc hành chính. Tại Brazil, theo một cuộc khảo sát do Instituto Peninsula thực hiện, 83% giáo viên không chú ý việc chuẩn bị giảng dạy từ xa, 67% lo lắng, 38% cảm thấy mệt mỏi và dưới 10% cảm thấy vui vẻ hoặc hài lòng. Đại dịch đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc linh hoạt và dành nhiều thời gian hơn cho các tương tác giữa học sinh và giáo viên. Ví dụ, ở Estonia, giáo viên được trao quyền tự chủ trong việc điều chỉnh chương trình giảng dạy, kế hoạch bài học và phân bổ thời gian của mình.

Các phương pháp đã hỗ trợ như thế nào cho giáo viên trong vai trò mới?

Gần 90% các quốc gia trả lời khảo sát của Bộ Giáo dục về các phản ứng quốc gia đối với COVID-19 do UNESCO, UNICEF và World Bank thực hiện (2020) đã hỗ trợ giáo viên bằng cách chia sẻ các hướng dẫn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc: cung cấp phản hồi cho học sinh, duy trì liên lạc thường xuyên với người chăm sóc, và báo cáo với các đơn vị giáo dục địa phương để theo dõi việc học. Một số chính phủ áp dụng cách tiếp cận khác như: Costa Rica đã phát triển một công cụ kỹ thuật số với những tài nguyên sư phạm như hướng dẫn cho việc tự quản, hay bang Sao Paolo ở Brazil đã tổ chức các cuộc trò chuyện thường xuyên kéo dài hai giờ giữa Bộ trưởng Rossieli Soares và các giáo viên thông qua ứng dụng di động do bang phát triển. Những cuộc trò chuyện và công cụ này cho phép các chính phủ có đường dây liên lạc cởi mở với giáo viên để hiểu rõ hơn mối quan tâm của họ và giúp điều chỉnh các chương trình học tập từ xa.

Khi bắt đầu thực hiện các chỉ đạo và khuyến nghị này, giáo viên nhận thấy mình phải cân bằng giữa việc dạy học và phản hồi cho học sinh từ xa, điền các báo cáo hành chính và chăm sóc gia đình. Một vài chính phủ đã sớm nhận thấy rằng, mặc dù với thiện chí tạo ra hệ thống hỗ trợ giáo viên nhưng việc này đã dẫn họ đến tình trạng kiệt sức. Bộ Giáo dục Peru sẵn sàng tiếp nhận phản hồi và phản ứng nhanh chóng bằng cách thay đổi các chỉ đạo để giảm bớt khối lượng công việc hành chính của giáo viên. Bang Minas Gerais ở Brazil đã phát triển ứng dụng di động “Conexao Escola ” để khuyến khích sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong thời gian quy định sau mỗi lớp học, tránh tình trạng học sinh liên lạc với giáo viên qua WhatsApp hoặc tin nhắn văn bản suốt cả ngày. Ở Uruguay, giáo viên được kỳ vọng sẽ điền thông tin quản lí, nhưng thay vì yêu cầu điền thông tin mới hoàn toàn, thì chính phủ đã quyết định sử dụng dữ liệu từ GURI, một nền tảng kỹ thuật số đã được giáo viên Uruguay sử dụng trong hơn 10 năm để báo cáo thông tin như số học sinh đi học và điểm số. 

Ngoài việc cung cấp các hướng dẫn và công cụ, một số chính phủ đã tận dụng các chương trình phát triển chuyên môn hiện đã hoạt động trước đại dịch. Bang Edo ở Nigeria đã đào tạo cho tất cả 11 nghìn giáo viên tiểu học tham gia chương trình Edo-BEST trong hai năm qua để sử dụng hiệu quả các công nghệ kỹ thuật số trong lớp học; trong thời kỳ đại dịch, chương trình đào tạo giáo viên tại chức này đã chuyển từ đào tạo trực tiếp sang đào tạo từ xa. Tương tự, ở Uruguay, Viện Đào tạo Giáo viên Tại chức đã tổ chức một chương trình huấn luyện hiện trực tuyến để cung cấp hỗ trợ sư phạm từ xa và Ceibal củng cố chương trình đào tạo giáo viên và kho Tài nguyên Giáo dục Mở. Trong khi 90% giáo viên Uruguay hài lòng với chương trình đào tạo từ xa trong thời kỳ đại dịch, một số giáo viên bày tỏ sự cần thiết cho việc phải đào tạo thêm.

Công nghệ đã tạo ra tác động gì trong sự thay đổi này?

Đối mặt với đại dịch, các quốc gia đã kết hợp những phương pháp tiếp cận cả công nghệ phức tạp và đơn giản để hỗ trợ giáo viên tốt hơn cho việc học tập của học sinh. Ví dụ, ở Campuchia, các nhà lãnh đạo giáo dục đã thiết kế một chiến lược kết hợp SMS, tài liệu in ấn và phản hồi liên tục của giáo viên , tận dụng lợi thế của việc sử dụng điện thoại di động cao trong nước. Phương pháp này không chỉ cung cấp tài liệu đơn giản như thông tin về cách tiếp cận các chương trình học tập, đảm bảo sinh viên truy cập tài liệu học tập trên giấy và bao gồm các chuyến thăm nhà để theo dõi các hoạt động đào tạo từ xa. Các giáo viên cũng phải cung cấp các nguồn tài nguyên trên giấy hàng tuần cho học sinh và gặp gỡ các em hàng tuần để cung cấp các bài tập đã đánh dấu và phát hành các bài mới cho tuần tới.

Công nghệ cũng đã hỗ trợ chính phủ và giáo viên  điều chỉnh các chương trình huấn luyện từ xa (như trường hợp Nigeria và Uruguay), tạo nơi cho các chương trình hỗ trợ ngang hàng (ví dụ như sáng kiến Virtual EdCamps, tạo điều kiện cho việc học hỏi giữa các giáo viên) hoặc thiết lập đường dây nóng EdTech cho giáo viên (như ở Estonia, nơi HITSA – Quỹ Công nghệ Thông tin cho Giáo dục – đã mở đường dây thông tin công nghệ giáo dục để giải quyết bất kỳ câu hỏi công nghệ nào mà giáo viên có thể có).

Những can thiệp công nghệ cần đề cao sự kết hợp của giáo viên với học sinh, thông qua việc cải thiện khả năng truy cập vào nội dung, dữ liệu và mạng, giúp giáo viên hỗ trợ tốt hơn việc học tập của học sinh, như được nêu trong bài “Nền tảng thành công cho giáo viên” của World Bank , trong đó sử dụng hiệu quả công nghệ là một trong những nguyên tắc chính để đảm bảo tốt cho đội ngũ giáo viên.

Các nhà hoạch định chính sách có thể hỗ trợ giáo viên như thế nào trong quá trình mở lại trường học?

Để xây dựng lại hệ thống giáo dục vững chắc hơn, các quốc gia sẽ cần áp dụng những sáng kiến ​​giảng dạy đã được chứng minh là có hiệu quả trong giai đoạn học tập trực tuyến và tích hợp chúng vào hệ thống giáo dục thường xuyên. Điều quan trọng là phải cho phép giáo viên đầu tư vào phát triển các kỹ năng cần thiết và nâng cao năng lực để khai thác hết tiềm năng của phương pháp học tập từ xa và tích hợp.

Điều quan trọng không kém là cho giáo viên thời gian nghỉ trong các công việc hành chính (như Brazil, Peru và Uruguay đã làm), tập trung vào những gì có hiệu quả về mặt sư phạm và hỗ trợ tinh thần cho giáo viên. Đại dịch và việc đóng cửa trường học kéo dài đã làm thay đổi vai trò của giáo viên và hầu hết họ không chuẩn bị cho sự thay đổi đó; cần có một chiến lược toàn diện theo dõi cảm nhận và hỗ trợ ứng phó kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho giáo viên tránh kiệt sức.
Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2021/03/covid19-education-remote-working-lessons

Leave a Reply

Verified by MonsterInsights