Du học ngành “Tiếng Anh – TESOL” . Tại sao không ?

VNUK >Ma Tesol >Du học ngành “Tiếng Anh – TESOL” . Tại sao không ?

Hiện nay so với các năm trước, du học sinh đã có nhiều lựa chọn đa dạng hơn về ngành học, nhưng nhìn chung nhóm ngành kinh doanh, tài chính ngân hàng vẫn luôn được thí sinh ưa chuộng nhất. Tuy nhiên thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm mới với nhiều yêu cầu cao hơn đối với nhân sự. Các nhóm ngành như giáo dục, xã hội, môi trường, đô thị, dịch vụ… có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai. Bài phân tích dưới đây chúng ta sẽ cùng xem xét về một ngành học mới mà tiềm năng vẫn chưa được khai thác mạnh tại Việt Nam – Đó là về việc học và dạy tiếng anh tại Việt Nam cùng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Sinh viên Hiện nay, tiếng anh đang được coi như một điều kiện cần và đủ cho mọi người trong học tập và làm việc. Xu thế đào tạo tiếng Anh hiện nay là “giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ quốc tế” cũng đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên theo bà Trần Thị Hà, vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, cho biết tại hội thảo “Đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tổ chức mới đây, 52% sinh viên ra trường không nói được tiếng anh, con số đáng buồn trên được lấy từ kết quả khảo sát được Vụ Giáo dục ĐH thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59 trường ĐH không chuyên ngữ trong cả nước.

Nguyên nhân của sự việc trên chúng ta có thể gói gọn ở một vài điểm như sau:

  • Thứ nhất, thời lượng đào tạo tiếng Anh không đủ để đào tạo 100% sinh viên của trường khi ra trường có trình độ mà các nhà tuyển dụng yêu cầu. Thực tế cho thấy cả giảng viên và sinh viên ở các trường này đều không có đủ thời gian để đào tạo và tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn. Hiện nay các trường đại học mới chỉ đáp ứng đươc 46% số tiết tối thiểu
  • Thứ hai, trình độ của sinh viên không đồng đều và có sự khác biệt khá lớn về năng lực tiếng Anh từ đó gây nhiều khó khăn cho giảng viên, khiến họ khó có thể quán xuyến hết tất cả sinh viên gây trở ngại cho cả việc dạy và học. Đây là sự lẵng phí thời gian và hiệu quả trong việc đào tạo và phát triển năng lực sinh viên vào ứng dụng thực tế
  • Thứ ba là đào tạo tiếng Anh ở các khối không chuyên thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào tiếng Anh chuyên ngành chứ không phải là rèn luyện kỹ năng tiếng Anh. Do đó, cho dù họ có học các thuật ngữ hay các từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành thì cũng khó có thể nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh trong giao tiếp.Ngược lại điều đó, sinh viên khối chuyên ngữ học tiếng Anh nhưng khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế rất hạn chế Điều này là bằng chứng rõ ràng trong việc xây dựng, phân phối và phát triển kém hiệu quả giáo trình dạy và học.

Giáo viên

Hiện nay, số lượng giáo viên giảng dạy Tiếng Anh ở Việt Nam là rất lớn (gồm cả chính qui & không chính qui) tuy nhiên trong số đó rất ít giáo viên có phương pháp & kỹ năng sư phạm thực sự chuyên nghiệp, hiện đại và chuẩn mực đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu sử dụng của người học.

Học để trở thành giáo viên giảng dạy tiếng Anh – Nghề có thu nhập “khủng”:

Sống trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cạnh tranh công việc diễn ra ngày càng quyết liệt và tiếng Anh trở thành nhu cầu thiết yếu trong việc học lên cao, làm ở nơi tốt cùng các cơ hội khác…tại Việt Nam, trong khi mức lương giáo viên thường vẫn khá thấp thì các GV giảng dạy tiếng Anh nói chung khá ung dung với thu nhập có được và nhiều giáo viên tiếng Anh “có thương hiệu” thì có mức thu nhập tiền tỉ từ việc dạy thêm.

Bằng lợi thế tự mở lớp tại nhà mà không cần qua trung tâm. Với hình thức dạy học này, thầy, cô giáo có thể hưởng trọn số tiền giảng dạy mà không lo phần “chiết khấu”. Một giáo viên của một trường THCS nằm ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), cho biết: “Học trò ngoài học trên lớp 5 buổi/tuần, chiều về lại học thêm tiếng Anh 3 buổi ở nhà cô. Mỗi buổi cô thu 50.000 đồng/học sinh, lớp khoảng 30 em và một ngày cô dạy 2 ca, một tháng cô cũng thu được 36 triệu”.Với những giảng viên từng du học cùng những lợi thế vượt trội so với giáo viên các trường cấp 2, 3 bị hạn chế về định mức tiết học phải dạy cùng sự chuẩn hóa về phát âm, vốn hiểu biết văn hóa thế giới phương tây làm phong phú thêm bài giảng thì mức thu nhập còn cao gấp nhiều lần. Như trường hợp của thầy T – giảng viên trường Đại học Hà Nội với tần suất dạy từ 3-5 ca/ngày thì thu nhập của thầy thật khó đoán? Tóm lại là khủng. Đặc biệt là kinh doanh giáo dục không phải nộp thuế VAT và người học nhiều khi cũng chẳng cần hóa đơn VAT hay hóa đơn nộp tiền học, chỉ cần biết minh có tên trong danh sách lớp

Học ở đâu ?

Teaching English to Speakers of Other Languages (TESOL) là chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ… TESOL là chứng chỉ nghề dành cho giáo viên được sử dụng và công nhận rộng rãi trên 80 quốc gia và được chấp nhận bởi hơn 1000 trường học, trung tâm ngoại ngữ trên toàn thế giới vì vậy với việc tham gia khóa đào tạo chuyên nghiệp và đạt được chứng chỉ TESOL, học viên có thể tìm kiếm được cơ hội làm việc tốt nhất ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chương trình TESOL cung cấp cho người học những phương pháp tiên tiến mang tính ứng dụng và thực hành cao mà không thiên về tính học thuật như một số chương trình đào tạo giáo viên khác hiện nay tại Việt Nam

CHƯƠNG TRÌNH TESOL CÓ GÌ?

Mặc dù nội dung giảng dạy không giống nhau giữa các trường, nhiều trường danh tiếng sẽ yêu cầu bạn theo học các nội dung sau trong chương trình của mình:

Cơ sở lý thuyết về ESOL: Phần này sẽ giúp bạn nắm được kiến thức tổng quát về giảng dạy ESOL. Bạn có thể sẽ được tiếp cận với nguồn kiến thức về lĩnh vực này cũng như quan sát hoặc phỏng vấn một giáo viên, lớp học hoặc một học viên ESL.

Lý thuyết giảng dạy: Phần này tập trung vào việc truyền đạt các lý thuyết, cách thức giảng dạy khác nhau cũng như ưu, nhược điểm của từng phương pháp.

Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ: Phần này giải thích các phương pháp sử dụng để học ngoại ngữ và chiến thuật để hỗ trợ quá trình học này.

Cấu trúc tiếng Anh / Ngữ pháp tiếng Anh: Ở một số trường, nội dung này được lồng ghép vào lớp học tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai ở trên. Đây là nội dung quan trọng với các giáo viên tương lai bởi trong quá trình dạy học, các học viên sẽ có nhiều câu hỏi về ngữ pháp, và vì đây không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên sẽ rất khó để giải thích cho họ hiểu.

Đánh giá học viên: Phần này chỉ ra cách đánh giá các học viên thông qua chương trình ESL/EFL. Nó cũng giải thích tại sao các bài kiểm tra là cần thiết trong các lớp học.

Ngôn ngữ và văn hoá: Các giảng viên ESL tương lai sẽ được học cách tiếp cận một lớp học “đa văn hoá” thông qua các nội dung về nền giáo dục hoặc chính trị của từng quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó cũng chỉ ra cách học viên được dạy tại quê nhà, qua đó giúp bạn tìm ra những điểm khác biệt so với nơi mà bạn đang giảng dạy.

Thiết kế chương trình học: Với học phần này, sinh viên tập trung vào việc thiết kế một chương trình học của riêng mình cũng như các mục tiêu (ngắn hạn và dài hạn), tiêu chí đánh giá, nguồn tài liệu, các câu đố và các bài kiểm tra.
Phương pháp nghiên cứu: Học phần này cung cấp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, giới hạn nghiên cứu, cách sử dụng dữ liệu và công bố hay sử dụng kết quả nghiên cứu cho các nghiên cứu sau này.

Các chương trình thạc sĩ cũng yêu cầu sinh viên hoàn thành một số bài thực hành để hoàn tất khoá học của mình. Các bài tập này bao gồm:

Thực tập: Sinh viên được yêu cầu giảng dạy một lớp ESL trong một khoản thời gian. Họ sẽ chịu trách nhiệm về giáo án, chấm điểm và tham khảo cố vấn về các vấn đề phát sinh cũng như thành công đạt được trong quá trình giảng dạy.

Portfolio: Xuyên suốt khoá học, sinh viên phải xây dựng portfolio của mình, bao gồm kế hoạch giảng dạy, triết lý giảng dạy, các bài giảng đã thiết kế và các dự án nghiên cứu đã thực hiện trong lớp. Portfolio này đóng vai trò là “hộp dụng cụ” để họ sử dụng sau này.

Luận văn: Luận văn là một bài nghiên cứu mở rộng về một vấn đề mà sinh viên quan tâm. Với các sinh viên mong muốn học lên tiến sĩ hoặc làm việc tại trường đại học, bài luận văn sẽ đóng vai trò là “điểm cộng” trong mắt ban tuyển sinh.

ĐÂU LÀ NHỮNG YẾU TỐ GIÚP BẠN ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH HỌC?

Để đánh giá chính xác một chương trình học thạc sĩ TESOL, bạn nên tham khảo qua các yếu tố sau:

Chương trình học có cho phép bạn tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm đối với cả hai môi trường ESL và EFL không?
Cơ sở đào tạo có nổi tiếng về lĩnh vực giảng dạy TESOL không?
Cơ sở đào tạo có phải là một trường danh giá không?
Bạn nên đặt câu hỏi và sắp xếp lịch hẹn với đại diện của trường hoặc một học viên tại trường. Một số giáo sư đại học sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho các ứng viên tiềm năng. Điều này sẽ giúp bạn hiểu thêm và chương trình bạn đang quan tâm.
Các mối quan hệ mà trường có là gì? Một số chương trình thu hút sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau cũng như có hội cựu sinh viên lớn mạnh, cho phép bạn kết nối và nắm bắt lấy cơ hội.

Source: Vietint – Cộng Đồng Du Học Anh

 

Verified by MonsterInsights