Em có biết ở Việt Nam, KHOA HỌC Y SINH chỉ được giảng dạy duy nhất tại VNUK hay không?
Thực tế mà nói, đây là ngành học không mới tại các quốc gia phát triển nhưng cho đến ngày nay, Khoa Học Y Sinh vẫn còn ít được biết đến rộng rãi, không như nhóm ngành Y hay Dược. Chính vì sự hiếm hoi này, cơ hội lại mở ra nhiều hơn cho các sinh viên ấp ủ theo đuổi ngành học vì sự sống, sức khỏe và có đam mê nghiên cứu khoa học.
Bật mí là, với bố trí đào tạo và một mạng lưới đối tác giáo dục và doanh nghiệp, sinh viên theo học ngành Khoa Học Y Sinh tại VNUK hiện nay được nhận vào thực tập tại rất nhiều phòng lab lớn trong nước và trên thế giới. Nghiễm nhiên với kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng, cơ hội học lên Thạc sĩ chuyên sâu trong ngành của các sinh viên Khoa Học Y Sinh cũng là điều thường thấy tại VNUK.
Trong chuyến công tác vừa rồi của các giảng viên VNUK sang Anh Quốc cho nội dung và chiến lược đào tạo quốc tế của mình, các thầy cô cũng có dịp thăm và gặp gỡ Minh Thi – cô sinh viên vừa tốt nghiệp cử nhân mới vài tháng trước và đang hiện theo học Thạc Sỹ tại Cambridge.
Chia sẻ về việc học của mình, Thi cũng đưa ra nhiều lời khuyên cho các bạn sinh viên có mong muốn du học và học lên cao nếu theo ngành Khoa Học Y Sinh.
VNUK: Em đang học gì và trải nghiệm của tại đây như thế nào?
Minh Thi: Thứ nhất em ấn tượng là chương trình học Master ở Anh khá ngắn, chỉ có 1 năm thôi. Do ở khá xa Cambridge nên em bắt xe buýt để tới trường và dành khoảng 3 tiếng mỗi ngày để di chuyển – là khoảng thời gian đầu và cuối ngày để xem lại bài học, chuẩn bị tốt hơn cho công việc.
Em làm dry-lab nên dành nhiều thời gian nghiên cứu với máy tính ví dụ phân tích bộ gene của vi khuẩn. Em rất cảm kích giáo sư hướng dẫn của em là để em tiếp xúc với tất cả mọi thứ, ví dụ như để em network với các giáo sư từ nhiều nhóm khác, chủ động xin tài liệu, nói chung là tự sắp xếp mọi thứ trước khi mình báo cáo với họ bất kì thứ gì. Cái đó giúp em chủ động hơn rất nhiều. Em học được nhiều nhất là tính độc lập, tự học tất cả mọi thứ, supervisor cho mình lời khuyên nhưng chủ yếu do mình tự học. Em chọn chương trình lấy nghiên cứu làm trọng điểm học tập (research-based) cho nên không bị áp lực về điểm số mà đề cao sự tự học, tự tìm tòi.
VNUK: Khi em học ngành y sinh ở Việt Nam thì bản thân ngành học này mới, môi trường học chưa được đầy đủ, cũng có các hạn chế về giáo trình… thì khi chuyển tiếp từ môi trường Việt Nam sang Anh có điều kiện tốt hơn em cảm thấy sao về việc chuyển tiếp này?
Minh Thi: Khi sang Anh em cũng hơi bị shock lúc đầu, dù đã chuẩn bị tinh thần. Em nghĩ VNUK là nền tảng tốt để hòa nhập với môi trường sống ở Anh. VNUK hỗ trợ em về mặt giấy tờ, bổ khuyết các kỹ năng cứng và mềm, đặc biệt là tiếng Anh. Ở đây khi giao tiếp hàng ngày họ ko dùng nhiều ngôn ngữ học thuật. Còn trong công việc thì em cũng đã được tiếp xúc rất sớm với những ngôn ngữ học thuật rồi qua chương trình BMS ở VNUK.
VNUK tạo cơ hội rất lớn khi cho sinh viên đi thực tập từ rất sớm. Năm 2 được tiếp xúc với rất nhiều thứ sau đó mình sẽ dần thu hẹp lại đâu là hướng đi mình muốn ở những năm tiếp theo. Năm 3 em là intern tại Oxford University Clinical Research Unit (OUCRU) (*). Đó là nơi đã bày em tất cả mọi thứ, tất cả kỹ năng em dùng hiện tại. Nếu VNUK không gửi em đi thì em sẽ chẳng biết nó là cái gì, chẳng bao giờ có cơ hội để đi Anh.
(*) OUCRU là đơn vị nghiên cứu lâm sàng của trường Oxford tại Việt Nam
VNUK: Thi có thể chia sẻ kế hoạch sắp tới của em như thế nào? Em dự định ở lại Anh để làm việc không hay quay về Việt Nam?
Minh Thi: Tới bây giờ em vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn lắm nhưng phần lớn thì em sẽ ở lại Anh. Môi trường ở đây rất tốt. VNUK đã giúp em có được cơ hội này là rất tốt rồi.
Sau khi hoàn thành master thì em có thể gia hạn visa (được gia hạn 2 năm để làm việc). Em sẽ xin làm research assistant để có thể tạm rời khỏi việc học hành. Coi như nghỉ ngơi trước khi học Tiến sĩ.
VNUK: Nếu như em có một vài lời khuyên cho các bạn đang học BMS ở VNUK có mong muốn đi học ở nước ngoài thì các bạn cần chuẩn bị những gì?
Minh Thi: Em nghĩ các bạn nên là chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những điều lạ lẫm vì ở Việt Nam thì mình ít có cơ hội tiếp xúc với những Giáo sư đầu ngành, những người khác nhau như PhD hay Postdoc, ở Việt Nam thì ít có cơ hội như vậy, em muốn khuyên các bạn nên mạnh dạn lên. Nên chủ động liên hệ, email, networking thì sau này mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ sau này muốn xin vào phòng lab của thầy mà nếu trước đây đã từng có liên hệ thì việc này sẽ dễ hơn.
Học ban B nặng về kiến thức Toán Hóa Sinh nhưng tiếng Anh cũng rất là quan trọng để có trải nghiệm du học trọn vẹn, kể cả có bằng IELTS 7.0 thì sang đây cũng vẫn thấy lạ lẫm, hoặc là chọn VNUK để có được những sự hỗ trợ cần thiết nhé.
VNUK: Cám ơn Thi nhiều nhé, chúc em tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả trên con đường nghiên cứu y sinh và tiếp tục là chiếc cầu nối cho những giấc mơ nghiên cứu khoa học cho sinh viên Việt Nam ra thế giới, cùng VNUK.
*Huỳnh Ngọc Minh Thi hiện đang học Thạc Sỹ ngành Genomonic tại Viện Wellcom Sanger, Đại Học Cambridge, UK với học bổng toàn phần. Bạn có thể tìm hiểu thêm chia sẻ của Thi về quá trình lấy học bổng tại đây.
Bạn cũng muốn tìm hiểu Khoa Học Y Sinh tại VNUK, đọc thêm thông tin tại đây.
Hoặc liên hệ VNUK ngay để được tư vấn cho mùa tuyển sinh năm nay.
Thông tin liên hệ:
– Website: www.vnuk.edu.vn
– Hotline & Zalo: 0905 55 66 54
– Email: contact@vnuk.edu.vn